Giây phút sống với tinh thần thiền là không chạy theo phân biệt ngoại cảnh. Đối cảnh mắt thấy tai nghe nhưng không duyên theo cảnh là trở về Phật tánh không khó khăn gì. Người nào thực hiện được đúng với tinh thần của nhà thiền dạy, trong buông tất cả vọng tưởng, ngoài thấy tất cả cảnh đều hư dối, không thêm một niệm, cũng không phân biệt đây là giả kia là chơn, hằng sống được như vậy thì người ấy tin hiểu pháp môn này không khó.
Những người không còn bị kiến giải làm chướng ngại thì tâm được lặng lẽ vì không còn mắc kẹt trên tướng. Nếu chúng sanh đời sau tâm không khởi vọng tưởng hư dối, Phật nói người như thế hiện đời là Bồ Tát. Người mà tâm không khởi vọng tưởng hư dối, không cần gọi Bồ Tát vị đó cũng là Bồ Tát rồi, vì vị đó đã trồng công đức hằng sa chư Phật.
Khi thấy được tánh Phật không hai không khác, tren cái không hai không khác đó mà thành tựu viên mãn rồi thì gọi là tùy thuận tánh Phật. Đến chỗ này là vượt lên trên tất cả những cái đối đãi giữ giới, phá giới, trí ngu, thiên đàng, địa ngục, phiền não, niết bàn…Thấy biết như vậy gọi là cái thấy biết của chư Phật, cho nên gọi là chư Phật tùy thuận tánh Phật.
Ví như thấy cảnh này là giả, nghe âm thanh là giả, nhưng không khởi thêm niệm phân biệt, thấy là thấy, nghe là nghe. Đối với cái không hiểu biết cũng không nói chân hay vọng. Cụ thể hơn, khi thấy hoa biết là hoa, không thêm cái hiểu biết thật giả gì về hoa.
Tóm lại, phải nhận ngay nơi mình có tánh Phật, tánh Phật đó với với thân này, ý niệm, vọng tưởng này, cảnh giới hiện tại này đều không gây chướng ngại được nó. Lúc đó thân tâm này cũng như bọt nổi không có gì quan trọng. Nhận được như vậy và sống mãi chỗ đó, được lặng lẽ khinh an thì đó là cảnh giới thiền.
Sàn gỗ Sinh Thái hy vọng sẽ có nhân duyên gặp gỡ hay chia sẻ nhiều hơn nữa kiến thức của Đức Phật cho mọi người thông qua công việc bán sàn gỗ và giấy dán tường. Chúng tôi biết ơn các khách hàng đã luôn ủng hộ sàn gỗ và giấy dán tường Sinh Thái để chúng tôi có cuộc sống ổn định mà chia sẻ chánh pháp đến muôn nơi.
Thu Huyền.